Một trong những hình thức đầu tư cơ bản nhất mà mọi người có thể làm mà không cần nhiều kiến thức là gửi tiết kiệm (đầu tư tài chính). Tuy cơ bản, không cần nhiều kiến thức nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nếu nhà đầu tư không phải là dân tài chính hoặc chưa có kinh nghiệm đầu tư.
Gửi tiết kiệm cũng có nhiều hình thức và cũng có nhiều gói gửi tiết kiệm khác nhau, và nó cũng có lợi nhuận khác nhau tùy theo ngân hàng. Mời các bạn theo dõi bài tư vấn dưới đây để hiểu rõ về các gói gửi tiết kiệm và cũng giúp các nhà đầu tư nên chọn gói nào phù hợp cho mình.
Gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Nếu chọn gửi tiết kiệm không kỳ hạn, bạn có thể rút tiền gửi ra bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi thường thấp nhất. Vì thế, chỉ cần để tiền trong tài khoản ngân hàng, hàng tháng bạn cũng nhận được tiền lãi tính theo lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, bạn sẽ gửi với các khoảng thời gian nhất định, ví dụ như: gửi tiền kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Hết kỳ hạn, bạn sẽ được tất toán khoản tiền gửi trên, gồm cả tiền gốc và tiền lãi.
Lợi thế khi gửi tiền có kỳ hạn là lãi suất tiền gửi sẽ cao, nhưng nếu bạn rút trước hạn sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Gửi tiết kiệm tích luỹ
Tiết kiệm tích luỹ là hình thức gửi tiết kiệm cho phép khách hàng gửi thêm tiền nhiều lần trong thời gian gửi tiết kiệm.
Tiết kiệm tích luỹ thì bạn phải đảm bảo không được rút tiền trước kỳ hạn, nếu không, lãi suất bạn nhận được sẽ rất thấp.
Gửi tiết kiệm bậc thang
Hình thức gửi tiết kiệm bậc thang là việc bạn gửi càng nhiều tiền, lãi suất càng cao. Số tiền tối thiểu áp dụng gửi tiết kiệm bậc thang là 100 triệu đồng.
Tới thời điểm này (05/2022), một số ngân hàng có các gói gửi tiết kiệm tốt mà các nhà đầu tư an toàn nên để quan tâm: VPBank, Sacombank, SHB,… Với kỳ hạn gửi tiền 36 tháng, lãi suất tiền gửi của VPBank là 6,7%, SHB là 6,6%, còn Sacombank là 6,3%.
Theo Báo Lao động