Thực tế, “nghèo” là một khái niệm rất rộng, nếu suy rộng ra ai cũng “nghèo” ở một khía cạnh nào đó. Điều đáng tiếc là nhiều người đang phung phí khối tài sản lớn nhất của mình và rơi vào bẫy của nghèo đói. Dưới đây là 3 “bẫy nghèo” mà nhiều người đang mắc phải.
1. Lãng phí thời gian
Trong cuốn sách “Bản chất của cái nghèo”, có một câu chuyện như thế này: Tác giả đã đến một ngôi làng miền núi nghèo và hẻo lánh ở Maroc và ở lại làm khách tại nhà của Oucha Obam. Trong suốt thời gian đó, ông thấy TV, ăng-ten parabol và đầu đĩa DVD trong phòng của người chủ. Ông không giấu được sự tò mò mà hỏi anh ta, nhà sắp hết lương thực rồi, sao phải mua mấy thứ này?
Oucha trả lời: “Vì TV quan trọng hơn thức ăn”. Trong điều kiện tồi tệ như vậy, TV là một thứ quá xa xỉ. Nhưng tại sao TV lại quan trọng hơn thức ăn?
Tác giả giải thích điều này trong cuốn sách: Lựa chọn đầu tiên của người nghèo là làm cho cuộc sống của họ bớt nhàm chán, chẳng hạn như một chiếc TV hoặc một tách trà có đường. Cuốn sách cũng đề cập rằng Oucha chỉ dành khoảng hai hoặc ba tháng trong một năm để lao động, và anh ấy dành toàn bộ thời gian để chờ nhận lương và xem TV.
Có thể nói, nguyên nhân đầu tiên của sự “nghèo” là: Người nghèo gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống, vì vậy họ muốn dành nhiều thời gian hơn cho việc giải trí.
Đây cũng chính là thực tế của nhiều người. Chúng ta luôn phàn nàn về việc nghèo và đổ lỗi cho công việc vất vả hoặc căng thẳng. Nhưng ngay khi tan sở hoặc cuối tuần, chúng ta lại hẹn gặp một vài người bạn để uống trà sữa, quẹt thẻ và đi tìm một thú tiêu khiển.
Không bao giờ biết cách sử dụng những thời gian rảnh rỗi để cải thiện khả năng và tạo ra nhiều giá trị hơn chính là cái bẫy khiến “nghèo mãi hoàn nghèo” Theo quá trình phát triển, sự giàu có phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng kiểm soát thời gian của mỗi người. Mỗi người đều có 24 giờ cơ hội ngang nhau.
Những người giàu biết sử dụng thời gian để tạo ra của cải, số còn lại thì sử dụng thời gian để thư giãn hoặc sử dụng điện thoại di động.
2. Lãng phí tiền bạc
Trong cuộc sống ngày nay nhiều người dù nghèo khó nhưng cố tỏ phải thời thượng. Cuộc sống của họ có thể chưa đầy đủ nhưng tất cả những gì họ mặc trên người đều là hàng hiệu. Mỗi lần nhận lương, họ đều cho rằng mình đã vất vả cả tháng trời, phải đối xử thật tốt với bản thân.
Một khoản lương khó khăn cả tháng mới làm ra, chỉ trong một ngày đã tiêu hết một nửa. Còn nửa kia thì chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, kết quả là không tiết kiệm được đồng nào.
Có câu nói như sau: “Người nghèo thích phung phí tiền bạc, trong khi người giàu lại thích những món đồ đơn giản”. Chỉ khi thoát khỏi những ham muốn phi thực tế này, chúng ta mới có thể thoát khỏi cạm bẫy của nghèo đói và tích lũy tài sản cho riêng mình.
3. Lãng phí cả tiền bạc và thời gian
Trên thực tế, có rất nhiều người nghèo, và hầu hết họ rơi vào vòng lặp vô hạn trên. Những người nghèo lãng phí thời gian và tiền bạc. Ngược lại, người giàu không bao giờ sa đà vào hưởng thụ mà sẽ lên kế hoạch hợp lý để thời gian và tiền bạc có thể phát huy tối đa.
Những người ngày càng nghèo chỉ ghen tị khi đối mặt với cuộc sống của những người giàu có. Vì vậy, chúng ta nên học cách trân trọng thời gian, học cách tiết kiệm tiền bạc và làm việc chăm chỉ để tạo ra của cải, để có thể thực sự thoát khỏi cạm bẫy của nghèo đói.
Có một câu chuyện ngắn trong “Havard Family Training”: Henry sống trong một gia đình nghèo khó, anh rất giỏi môn bóng bầu dục và được huấn luyện viên đánh giá cao. Có lần, một người bạn giới thiệu Henry làm những công việc lặt vặt, kiếm 3,25 USD một giờ.
Sau khi huấn luyện viên biết được suy nghĩ của anh ta, người thầy tức giận nói: “Trong tương lai, con sẽ có cả đời để làm việc. Nhưng con có thể tham gia cuộc thi trong bao nhiêu ngày? Giá của một giấc mơ có trị giá 3,25 USD một giờ không?”.
Henry tỉnh ngộ và dành hết tâm trí cho việc tập luyện, sau khi tốt nghiệp đại học, anh gia nhập đội bóng nổi tiếng Denver Broncos và trở thành một ngôi sao chói lọi. Đối với những người thiển cận, cái lợi trước mắt luôn là thứ dễ thấy hơn. Vì vậy, họ chọn cách tận hưởng sự dễ dàng hiện tại, nhưng không ngờ lại lặp lại những sai lầm luẩn quẩn.