Nhà ở ngã tư thường có nhiều lợi thế, nhưng việc thiết kế và tính hướng phong thủy cho những ngôi nhà như thế này cũng không phải đơn giản.
Trong phần 1, kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà đã chia sẻ về cách định thế, hướng và một số lưu ý với phong thủy của nhà ở ngã tư. Theo đó, khi thiết kế kiến trúc nhà khác nhau ,thì phong thủy xoay chuyển khác nhau. Ở phần này, kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà tiếp tục chia sẻ về một số thiết kế với nhà ở ngã tư.
Với nhà ở ngã tư thì có muôn hình vạn trạng ở trong thực tế, ở hình dưới, với kích thước và hình dạng lô đất vẫn y giống như trong bài viết phần 1, nhưng ở hướng 3 và hướng 4 xây sát vào các nhà bên.
Tuy nhiên, ở hướng 1 và hướng 2, mặt tiền của ngôi nhà có kích thước ngắn, so với hướng 5. Vậy nên, đất thì có 2 mặt tiền, nhưng thiết kế kiến trúc mặt bằng như hình thì nhà thành 3 hướng.
Từ địa thế, hướng 3 và hướng 4 xây sát nhà khác, 3 hướng còn lại thì hướng 5 có mặt tiền rộng và thoáng nhất, cho nên nhà này được tính hướng theo hướng 5 và cửa 3 là cửa chính của ngôi nhà.
Sau khi xác định được, thế và hướng của ngôi nhà, chúng ta sẽ tính phong thủy chi tiết cho toàn công trình.
Trong phong thủy nhà ở, thế và hướng sẽ quyết định phong thủy thịnh suy 50%, cửa chính 10%, ban thờ 10%, bếp 10%, giường ngủ 10%. Tổng thành 90%, còn lại 10% cho các yếu tố phụ: cầu thang, bể nước, bể phốt, bồn nước mái, vệ sinh, cửa phòng, cửa sổ…
Với hình 2, sơ đồ phong thủy được án ngữ tính toán theo địa hình, địa thế, theo 8 hướng – 24 sơn – 72 long, để chọn ra mỗi mặt tiền có vị trí vượng khí để đặt cửa ra vào. Như vậy, có tới 3 vị trí cửa ở ba mặt tiền.
Để gia chủ yên tâm, thường chọn cửa nào vượng khí có hướng hợp với tuổi của gia chủ và thiết kế cửa đó rộng hơn so với cửa còn lại. Như hình 2 sẽ chọn cửa 3 làm sảnh chính và cửa chính.
Trường hợp nhà có gara để xe, thì cửa ra gara cũng phải là cửa tốt, vượng khí theo phong thủy. Như hình 2 ở trên thì cửa 2 là cửa gara để ra vào tầng hầm, còn cửa 1 là cửa để kinh doanh hoặc cho thuê.
Bước tiếp theo liên quan đến thiết kế là chọn, cổng chính và cổng phụ, sao cho công năng kiến trúc phù hợp với vị trí cửa chính, cửa gara. Việc chọn vị trí cổng không phụ thuộc vào tuổi của gia chủ mà phụ thuộc vào địa thế và hướng của ngôi nhà. Một ngôi nhà có thể mở nhiều cửa thì đương nhiên cũng có thể mở nhiều cổng. Quan trọng là các vị trí mở cổng phải phù hợp với phong thủy 8 hướng – 24 sơn – 72 long.
Ngoài ra, khi tính toán phong thủy, kích thước thông thủy của cửa chính, cổng, cửa thông phòng, ban công, người ta cũng lấy theo thước Lỗ Ban để không phải băn khoăn do kích thước không hợp Lỗ Ban mà nhà bị xấu về phong thủy.
Đến giai đoạn thiết kế công năng trong ngôi nhà, từ vị trí cửa chính hợp phong thủy, kiến trúc sư sẽ chọn được không gian đại sảnh với công trình lớn hoặc tiền sảnh và phòng khách của ngôi nhà. Căn cứ tiếp vào đồ hình phong thủy chọn được những phương vị tốt để đặt phòng thờ, phòng làm việc, phòng ngủ, vị trí đặt bếp, vị trí bàn ăn, rồi đến các không gian còn lại để sắp đặt các công năng khác của ngôi nhà. Đầu tiên là vị trí đặt cầu thang: thang bộ, thang máy. Tiếp đến là các vị trí phòng vệ sinh, các hành lang dẫn đi các phòng. Với sự chỉ định không gian tốt – xấu của phong thủy, kiến trúc sư thiết ké công năng kiến trúc của ngôi nhà một lần là hợp lý luôn theo phong thủy.
Sau khi kiến trúc sư lên ý tưởng về phối cảnh công trình, thầy phong thủy sẽ chỉ ra các vị trí cửa tốt xấu khác nhau và chỉ định cửa nào được mở và cửa nào chốt cố định. Căn cứ vào công năng phân bổ các phòng, vị trí cửa phòng, cửa sổ và sơ đồ phong thủy, thầy phong thủy sẽ chỉ định vị trí đặt điều hòa, quạt là hai thiết bị tạo ra luồn khí động trong phòng, cho nên phải chọn vị trí tốt thì người ngủ hay làm việc trong phòng đó sẽ có tâm thái tốt.
Với thầy phong thủy không phải là kiến trúc sư, sẽ chỉ định các vị trí bể phốt và bể nước ngay giai đoạn ban đầu khi xem phong thủy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khi chỉ định như vậy thì bể phốt và bể nước theo phong thủy lại nằm vào đài móng công trình, nên bất cập. Do đó, sau khi thiết kế ngôi nhà xong giai đoạn phần móng, thầy phong thủy căn cứ vào vị trí tốt – xấu để chỉ định các vị trí bể nước, bể phốt rồi hệ thống cấp nước vào, thoát nước ra của công trình. Trong trường hợp vị trí trùng với đế móng, thì giữa thầy phong và kỹ sư kết cấu phải trao đổi với nhau để chọn ra giải pháp phù hợp.
Như vậy, để ứng dụng kiến trúc trong phong thủy là một quá trình logic và ảnh hưởng qua lại rất lớn tới nhau. Từ kiến trúc quy hoạch và kiến trúc nhà khác nhau, thì phong thủy sẽ bị biến chuyển khác nhau. Từ việc tính toán phương vị tốt xấu theo phong thủy mà vị trí cửa chính, cổng sẽ thay đổi khác nhau.
Khi thiết kế kiến trúc theo phong thủy, phải bắt đầu tư những vị trí tốt trước và ưu tiên cho các không gian quan trọng. Các vị trí và không gian còn lại mới đặt các hạng mục, không gian phụ như cầu thang, vệ sinh, kho…
Cho nên, thiết kế kiến trúc ngay từ giai đoạn đầu đưa ra các vị trí liên quan đến các công năng và các cầu thang, hành lang, sảnh, cửa chính theo tính toán hợp lý của kiến trúc sư, rồi mới gặp thầy phong thủy để điều chỉnh thì gần như sẽ bị thay đổi hết, nhiều khi thành ra trái chiều. Nhiều trường hợp trong thực tế phải thiết kế lại từ đầu.
Hơn nữa, các vị trí về bể phốt, bể nước, cấp nước vào, thoát nước ra thầy phong thủy có chỉ định vị trí cũng phải phụ thuộc vào cấu tạo của phần móng, chứ không thể khăng khăn đặt một vị trí mà nằm vào trụ cột, móng của ngôi nhà, như vậy sẽ ảnh hưởng đến công năng và làm cho kiến trúc bất cập.
Qua bài này, kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà chia sẻ những ảnh hưởng và chi phối của kiến trúc và phong thủy đến nhau rất lớn, thậm chí làm xoay chuyển sự tốt xấu của một ngôi. Cho nên, những ngôi nhà ở ngã 3 và ngã 4, phải tính toán phong thủy trước khi thiết kế kiến trúc, từ đó lên ý tưởng và công năng ngôi nhà sẽ rất hợp lý về công năng và thịnh vượng theo phong thủy.
Tổng hợp
Nguồn tham khảo TẠI ĐÂY