Lauren Simmons tiết kiệm 85 % thu nhập bằng cách không tiêu hoang, chờ từ ba đến sáu tháng để mua đồ có giá trị lớn…
Lauren Simmons, 27 tuổi, là một tác giả, nhà sản xuất, tạo các podcast, dẫn chương trình truyền hình, nhà đầu tư và thành viên hội đồng quản trị của một số công ty tài chính. Năm 2017, ở tuổi 22, Simmons trở thành nhà giao dịch nữ toàn thời gian trẻ nhất trên Phố Wall và là nhà giao dịch nữ người Mỹ gốc Phi thứ hai trong lịch sử 229 năm của Sở giao dịch chứng khoán New York. Hiện cô là một doanh nhân và là người dẫn chương trình truyền thông Going Public.
Cô cho biết có thể tiết kiệm tới 85% thu nhập hàng năm, tạo dựng thành công một nền tảng tài chính vững chắc. Dưới đây là những thói quen tiết kiệm giúp cô xây dựng sự giàu có:
1. Không cho phép mình tiêu quá 15 % thu nhập mỗi tháng
Simmoms gửi tất cả các khoản thu nhập của mình vào một tài khoản tiết kiệm và hầu như không động đến nó. Cô cũng chọn kỳ hạn lâu dài cho các khoản tiền gửi tiết kiệm. “Tôi thích để tiền của mình ở ngoài tầm nhìn để không tiêu nó”, cô nói.
Đôi khi, cô sẽ chuyển tiền vào một tài khoản riêng và luôn giữ tài khoản chỉ có 2.000 USD để giải quyết chi tiêu hàng ngày. Cô sẽ dành số tiền cho mình nhiều hơn một chút cho sinh nhật và ngày lễ, nhưng không bao giờ cho phép mình tiêu quá 15% thu nhập mỗi tháng. Cô cũng không mấy khi tiêu tiền cho chuyện đi chơi.
Mặc dù tạo dựng được tên tuổi trong thế giới tài chính, không phải lúc nào Simmons cũng cảm thấy mình là một chuyên gia. Cô chỉ bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán trong thời kỳ đại dịch suy thoái năm 2020. Cô giữ tất cả quỹ khẩn cấp, tiền tiết kiệm và tiền hưu trí của mình trong một tài khoản ngân hàng. Cô cũng hay săn hàng giảm giá khi có đợt.
2. Không tiêu hoang cho bản thân
Thu nhập của Simmons dao động từ 12.000 đến 150.000 USD một tháng, vì vậy cô đã lên kế hoạch trước cho những khoản chi tiêu lớn. Ví dụ, cô trả trước số tiền thuê một năm của mình khi chuyển đến nhà mới, trả tiền bảo hiểm y tế một năm một lần và bảo hiểm xe hơi sáu tháng một lần.
Các chi phí vào tháng Giêng của Simmons gồm:
- Giá thuê nhà: 3.850 USD cho một năm và bao gồm Wi-Fi, nước và bãi đậu xe
- Phương tiện đi lại: 215 USD, đã bao gồm bảo hiểm xe hơi
- Vật nuôi: 200 USD cho thức ăn và dịch vụ chải lông chó
- Khoản lặt vặt: 182 USD mua sắm, giải trí và hàng gia dụng
- Thức ăn: 165 USD cho cửa hàng tạp hóa và ăn uống ngoài trời
- Bảo hiểm sức khỏe: 100 USD cho một năm
- Tiện ích: 43 USD cho nhiệt và điện
- Đăng ký: 24 USD cho ứng dụng thiền và đọc báo
Một khoản chi lớn trong ngân sách của cô là dành cho chú chó 7 tuổi, cho chú được hưởng thụ các tiện ích tốt. Còn Simmons giữ ngân sách eo hẹp cho bản thân. Cô đã chi 182 USD cho mua sắm và giải trí, 165 USD cho đồ ăn (chủ yếu là hàng tạp hóa) và 24 USD cho vài dịch vụ.
Simmons thích đi bộ đường dài, tập yoga và tập thể dục ngoài trời. Cô thiền mỗi sáng, bất cứ nơi nào từ 15 phút đến hai giờ, để giữ vững tinh thần và sự tập trung.
Simmons tin rằng bạn không cần phải chi tiêu tốn kém để chăm sóc bản thân. “Tôi không muốn biến mình thành một người tiêu hàng nghìn USD để chăm sóc sức khỏe, bởi vì tôi nghĩ bạn có thể làm điều đó miễn phí tại nhà”, cô nói.
3. Chờ đợi để thực hiện các giao dịch mua bán lớn
Trước khi mua bất cứ thứ gì trên 100 USD, Simmons phải đợi từ ba đến sáu tháng.”Tôi phải chắc chắn rằng tôi thực sự cần mua nó hay chỉ muốn sở hữu nhất thời?”, cô nói. Điều đó giúp cô có đủ thời gian hình dung liệu mình có thể sống thiếu nó hay không. Sau vài tháng chờ đợi, “nếu đó là thứ bạn thực sự muốn và thấy có thể đưa nó vào cuộc sống của mình, hãy làm điều đó”, cô nói.
4. Kiểm tra tài khoản ngân hàng
Simmons thường xuyên kiểm tra các tài khoản chi tiêu và điều chỉnh nó khi cần, để đảm bảo mọi thứ vẫn theo đúng kế hoạch của mình. Simmons khuyên bạn cần trung thực với bản thân và không nên sợ hãi khi làm việc này. “Chỉ đến khi bạn nắm bắt được thói quen chi tiêu cụ thể thì lúc ấy, bạn mới có thể kiểm soát được tài chính”, cô nói thêm. Simmons nhận thấy mọi người thường sợ nhất quy tắc này. Xem số tiền bạn đã chi tiêu có thể khiến bạn lo lắng, đặc biệt nếu cảm thấy mình chi tiêu quá tay trong chuyến du lịch cuối tuần hoặc mua một chiếc TV mới cho căn hộ của mình.
Nhưng “bạn càng thành thật với bản thân và không có những cảm xúc sợ hãi về những gì bạn đang chi tiêu, cách bạn chi và thực sự chỉ cần kiểm tra thói quen của bạn là gì thì điều đó càng tốt cho bạn”, cô nói.
5. Điều chỉnh lại các khoản đầu tư của bạn nếu cần
Simmons thường xuyên kiểm tra các tài khoản đầu tư của mình, điều chỉnh danh mục đầu tư khi cần thiết để đảm bảo rằng nó vẫn phù hợp với mục tiêu của cô. “Chỉ vì bạn đầu tư vào thứ gì đó ngày hôm nay, không có nghĩa là nó sẽ có ích với bạn trong một, hai năm nữa, bởi vì cuộc sống của bạn thay đổi,” cô nói.
Simmons cho biết ngay cả khi bạn không động đến các khoản đầu tư của mình, vẫn có những thứ khác trong ngân sách của bạn có thể cần được điều chỉnh lại. Ví dụ hãy xem lại các gói đăng ký dịch vụ. Hãy tự hỏi bản thân: “Mình có đang thực sự sử dụng tất cả dịch vụ mình đã đăng ký không?”. Bạn nên tự hỏi mình thường xuyên câu hỏi này để chi tiêu hiệu quả.